Trong giới công nghệ máy tính thì khái niệm VRAM đã trở nên rất quen thuộc. Có thể nói đây là một trong những biến thể hai cồng của RAM động đắt tiền sử dụng nhằm tăng tốc độ chung của video. Để hiểu rõ hơn về VRAM hãy tiếp tục theo dõi nội dung sau.
Định nghĩa- VRAM là gì?
VRAM là thuật ngữ tiếng Anh được viết tắt từ cụm Video Random Access Memory có nghĩa là bộ nhớ truy cập đồ họa ngẫu nhiên hay còn được gọi tắt là RAM video/ Video RAM. Có thể hình dung nó là một mảng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên DRAM tốc độ cao được sử dụng để lưu trữ dữ liệu hình ảnh và video mà máy tính hiển thị.
VRAM là một mạch tích hợp hoạt động như một bộ đệm giữa CPU và card màn hình. VRAM ban đầu được thiết kế như một bộ chuyển đổi đồ họa độ phân giải cao. Bộ nhớ video càng cao, khả năng xử lý đồ họa phức tạp của hệ thống càng cao đồng thời tốc độ của nó lại càng nhanh hơn. VRAM còn được gọi là bộ đệm khung hoặc đơn giản là bộ nhớ video.
Giới thiệu về VRAM
VRAM được tạo ra vào năm 1980 và được giới thiệu thương mại bởi R. Matick và F. Dill của IBM vào năm 1986. Được thiết kế để cung cấp đồ họa màu với tốc độ cao với chi phí thấp nhất nhằm đáp ứng người dùng, VRAM đã vượt qua được sự tưởng tượng của con người, hiện nay nó được hiển thị màn hình ở các máy trạm lớn và bitmap hạn chế.
Khi một hình ảnh được hiển thị trên màn hình hiển thị, bộ xử lý sẽ đọc nó trước và sau đó nó được ghi vào VRAM. Dữ liệu này sau đó được thay đổi bởi bộ chuyển đổi tương tự kỹ thuật số RAM (RAMDAC) thành tín hiệu tương tự, sau đó được gửi đến màn hình hiển thị. Tất cả các quá trình này xảy ra nhanh đến mức người dùng không thể nhận ra chúng. Các chip VRAM thường có cổng kép, nghĩa là khi màn hình đọc từ VRAM để làm mới hình ảnh hiển thị hiện tại, bộ xử lý sẽ ghi một hình ảnh mới vào VRAM đồng thời. Điều này giúp ngăn màn hình nhấp nháy hay chập chờn.
Các loại VRAM cơ bản
SGRAM: là loại đồng bộ hóa và loại bộ nhớ ít tốn kém nhất. Điều này có nghĩa là dữ liệu có thể được sửa đổi trong một thao tác chứ không phải là một chuỗi các hoạt động đọc, ghi và cập nhật. Điều này cho phép nền, tiền cảnh và hình ảnh được xử lý hiệu quả hơn
.
Rambus Dynamic RAM (RDRAM): Một trong những công nghệ RAM video nhanh nhất có tốc độ truyền dữ liệu (DTR) lên đến 800 MHz. Nó được thiết kế bởi Rambus, cho phép dữ liệu đi qua một bus đơn giản hóa. Có thể có các kênh kép, tăng gấp đôi tốc độ truyền,
Window RAM (WRAM): VRAM hiệu năng cao và cổng kép với băng thông lớn hơn khoảng 25% so với VRAM thông thường.
Multibank Dynamic RAM (MDRAM): RAM hiệu năng cao giúp phân chia bộ nhớ thành nhiều phần 32 KB, có thể được truy cập riêng. Truy cập đồng thời của bộ nhớ làm tăng hiệu suất tổng thể. MDRAM rẻ hơn hầu hết VRAM đang phổ biến trên thị trường hiện nay
Dung lượng VRAM
VRAM có nhiều loại dung lượng khác nhau, điều này được các nhà sản xuất đưa ra nhằm mục đích thương mại nói riêng và nhằm phục vụ nhu cầu cũng như ngân sách của người dùng nói chung. Dưới đây là những loại dung lượng RAM chính:
VRAM dung lượng từ 1GB – 2GB: nhữn card VRAM này thường có giá không quá 100 đô la, nhưng có thể mang đến hiệu năng tốt hơn đồ họa tích hợp. Tuy nhiên nó không thể xử lý được toàn bộ các game hiện đại với những cài đặt trung bình. Gói dung lượng VRARM này thích hợp cho những người sử dụng thông thường, không chơi game đồ họa tích hợp, không sử dụng đồ họa video, không xài công cụ thiết kế 3D.
VRAM dung lượng từ 3GB – 6GB: Những card VRAM này được xem là tầm trung, nó phù hợp với người dùng chỉnh sửa game, sửa video. Bạn hoàn toàn có thể mong đợi được dung lượng này sẽ đáp ứng được những game hiện đại với độ phân giải sắc nét (lên tới 1080p)
VRAM >/= 8GB: Những card có dung lượng lớn như vậy thường dành cho những người dùng chơi game chuyên nghiệp. Tất cả những trò chơi hiện đại với độ phân giải 4k đều phải sử dụng card VRAM dung lượng lớn mới mang đến sự mượt mà.
Mỗi người dùng sẽ có nhu cầu sử dụng máy tính riêng tùy theo mục đích đây cũng là lý do những nhà sản xuất card đồ họa đều bổ sung nhiều loại dung lượng nhằm thích hợp với mọi chiếc máy tính. Tất nhiên điều đó cũng phụ thuộc nhiều vào sự mạnh mẽ của CPU. Thông thường một card đồ họa với giá khoảng 300 nghìn đồng sẽ có dung lượng thấp hơn card đồ họa có giá 3 triệu đồng. Thêm một điều nữa, nếu CPU của bạn đang dùng không đủ mạnh để kết xuất render video thì việc bạn sắm cho máy tính một VRAM dung lượng lớn (8GB) sẽ lãng phí công dụng, lãng phí tiền.
VRAM cũng tương tự như RAM, nhiều lúc dung lượng VRAM nhiều hơn không có nghĩa là hiệu năng tốt hơn. Nếu card đồ họa của bạn có VRAM là 4GB và nó chỉ đáp ứng cho một game chỉ cần đến 2GB thì có nâng cấp lên tận 8GB cũng không thay đổi gì mà chỉ phí tài nguyên. Ngược lại, nếu VRAM không đủ thì nó cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Để quá trình sử dụng diễn ra được thuận lợi mà vẫn không tốn tiền mua VRAM mà không dùng đến hãy xem xét công việc hiện tại, xét đến mục đích cũng như cấu hình máy đang sử dụng để cân đối một lựa chọn phù hợp nhất.
Nhìn chung, VRAM chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của máy nhưng nó có mối tương quan mật thiết với CPU. Nếu không có CPU đủ mạnh mẽ thì người dùng không thể kết xuất video và ngược lại nếu thiếu RAM hệ thống không chạy được nhiều chương trình cùng lúc. Nói tóm lại VRAM nên được lựa chọn phù hợp với CPU và phù hợp với nhu cầu của người dùng. Hãy xem xét mục đích sử dụng trước khi quyết định lựa chọn loại VRAM nào, dung lượng bao nhiêu và nên chọn hãng nào.