Mọi chiếc máy tính sử dụng ổ cứng HDD khi đã sử dụng lâu đều bị phân mảnh, lúc này máy tính sẽ bị chạy chậm lại vì nó phải kiểm tra nhiều vị trí trên ổ đĩa để tìm những mảnh đó. Để máy tính chạy hiệu quả hơn nhiều người phải sử dụng chống phân mảnh ổ cứng.
Contents
Phân mảnh ổ cứng là gì?
Phân mảnh đề cập đến tình trạng của một đĩa trong đó các tệp được chia thành các mảnh nằm rải rác xung quanh đĩa. Sự phân mảnh xảy ra một cách tự nhiên khi bạn sử dụng đĩa thường xuyên, tạo, xóa và sửa đổi tệp. Tại một số điểm, hệ điều hành cần lưu trữ các phần của tệp trong các cụm không liên tục. Điều này hoàn toàn vô hình với người dùng. Người dùng có thể thấy được quá trình đó thông qua biểu hiện như tốc độ truy cập dữ liệu bị chậm lại gì ổ đĩa phải tìm kiếm thông qua các phần khác nhau để đặt cùng một tệp hiển thị.
Đối với mọi hệ điều hành nó đều có công cụ tự động chống phân mảnh cho các tệp theo lịch trình mặc định hoặc mỗi tuần một lần. Tuy nhiên những cách này không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định nên người dùng cần phải kiểm tra máy tính của mình mỗi tháng.
Có nên chống phân mảnh ổ cứng không?
Nếu bạn đang sử dụng ổ cứng HDD chạy cho chiếc máy tính của mình thì việc chống phân mảnh rất cần thiết. Quá trình này sẽ giúp cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu người dùng. Mọi máy tính sử dụng hệ điều hành từ windows 7 trở lên đều có tính năng tự động chống phân mảnh. Đối với windows 7 nó sẽ được thực hiện theo định kỳ vào 1h sáng thứ 4 hàng tuần, quá trình này không đòi hỏi bạn phải bật máy tính 24/24.
Người dùng có thể tắt hoặc cài đặt chống phân mảnh tự động bằng cách: Start => gõ “Disk Defragmenter” => enter => Configure schedule => bỏ tùy chọn “Run on a schedule” => Ok.
Nếu bạn đang dùng Windows XP, bạn sẽ cần thực hiện thủ công tính năng chống phân mảnh ổ đĩa của mình. Chỉ cần mở menu Start, bấm Run, gõ Dfrg.msc và nhấn Enter. Bạn sẽ mở Disk Defragmenter, từ đó bạn có thể chống phân mảnh từng ổ riêng trên máy tính. Người dùng nên làm điều này khoảng một lần một tuần hoặc lâu hơn, nhưng nếu bạn muốn, bạn có thể thiết lập nó để chạy theo lịch trình bằng Windows’ Task Scheduler.
Nếu bạn sử dụng máy Mac thì không cần phải chống phân mảnh thủ công, vì OS X sẽ tự động làm điều đó (ít nhất là đối với các tệp nhỏ).
Nếu bạn có ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) trong máy tính, bạn không cần phải chống phân mảnh. Ổ đĩa trạng thái rắn không giống như ổ cứng thông thường, không sử dụng đĩa từ để lưu trữ dữ liệu, không có các bộ phận chuyển động và không mất thêm thời gian để đọc từ các khối khác nhau của ổ cứng. Vì vậy, phân mảnh sẽ không cung cấp bất kỳ sự tăng hiệu suất nào ngoài hiệu suất của bản thân ổ SSD.
Nhiều người cho rằng USB cũng bị phân mảnh, nhưng đây là thông tin hoàn toàn sai lệch. USB giống như một bản thu nhỏ của ổ SSD quá trình đọc và ghi dữ liệu của nó được thực hiện trên chip nhớ và chúng không có bộ phận chuyển động nên không cần phải lo lắng về phân mảnh USB.
Các bước chống phân mảnh cho ổ cứng
Bước 1: Mở “Disk Defragmenter” bằng cách nhấp vào nút “Start”. Trong hộp tìm kiếm, gõ “Disk Defragmenter”, trong danh sách kết quả, bạn hãy bấm “Disk Defragmenter”.
Bước 2: Trong “Current status”, chọn ổ cứng mà bạn muốn chống phân mảnh.
Để xác định xem ổ cứng có cần được phân mảnh hay không, bạn hãy nhấp vào “Analyze disk”. Nếu bạn được nhắc nhập mật khẩu hoặc yêu cầu xác nhận của quản trị viên, hãy nhập mật khẩu hoặc cung cấp xác nhận.
Lưu ý: Nếu một ổ cứng mà trong “Current status” không hiển thị ở đó, thì đó có thể là do nó chứa lỗi. Hãy thử fix ổ trước, sau đó quay lại Disk Defragmenter để thử lại.
Bước 3: Sau khi Windows phân tích xong ổ cứng xong, bạn có thể kiểm tra tỷ lệ phần trăm phân mảnh trên ổ cứng trong cột “Last Run”. Nếu con số trên 10%, bạn nên chống phân mảnh ổ cứng.
Bước 4: Nhấp vào “Defragment disk”. Nếu bạn được nhắc nhập mật khẩu hoặc yêu cầu xác nhận của quản trị viên, hãy nhập mật khẩu hoặc cung cấp xác nhận.
Disk Defragmenter có thể mất vài phút đến vài giờ để hoàn thành, tùy thuộc vào kích thước và mức độ phân mảnh của ổ cứng. Bạn vẫn có thể sử dụng máy tính của mình trong quá trình chống phân mảnh nên không cần phải quá lo lắng về thời gian thực hiện quy trình này.
Lưu ý: Nếu ổ cứng đã được sử dụng độc quyền bởi một chương trình khác hoặc được định dạng bằng hệ thống tệp không phải là hệ thống tệp NTFS, FAT hoặc FAT32, thì nó không thể được phân mảnh.
Lời kết
Phân mảnh làm cho ổ cứng của người dùng trở nên chậm chạp hơn, quá trình truy xuất dữ liệu mất thời gian để hoàn thành. Quá trình chống phân mảnh ổ cứng sẽ giúp sắp xếp lại những dữ liệu bị phân mảnh để ổ cứng có thể hoạt động hiệu quả hơn. Disk Defragmenter không phải là công cụ tích hợp duy nhất giúp chống phân mảnh trên máy tính, ngoài ra bạn có thể sử dụng công cụ bên thứ 3 để hỗ trợ nếu thực sự cần thiết.