Đôi khi bạn cắm thiết bị USB vào máy tính bạn sẽ nhận được thông báo USB Device Not Recognized” -(Thiết bị USB không được nhận dạng). Nếu thiết bị USB không được máy tính nhận diện thì đừng bỏ qua bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn khắc phục sự cố đơn giản nhất, phù hợp với từng mọi hệ điều hành bạn đang sử dụng.
Contents
Kiểm tra USB
Trước khi bắt đầu với bất kỳ phương pháp nào để khắc phục lỗi máy tính không nhận usb bạn hãy xác định xem vấn đề từ đâu trước. Đầu tiên hãy xem cổng kết nối usb có bị hỏng không: bị rỉ, bị chập, bị cách điện… sau đó xác nhận với cổng kết nối ỏ máy tính. Nếu USB và cả máy tính đều hoạt động bình thường hãy thử áp dụng những phương pháp dưới đây để khắc phục lỗi.
Phương pháp 1: USB vẫn bình thường nhưng máy tính không nhận diện
Bước 1: Kiểm tra xem thiết bị USB có được nhận diện trên máy tính xách tay khác không. Nếu USB bị hỏng thì không cần phải tiếp tục các bước sau. Tuy nhiên, nếu USB chưa hỏng nhưng máy tính vẫn không chịu nhận diện hãy áp dụng theo các bước sau.
Bước 2: Chạy Trình khắc phục sự cố thiết bị – “Device Troubleshooter”
– Đi tới Start => Control Panel => tìm kiếm “troubleshooter” và sau đó nhấp vào “Troubleshooting” => Hardware and Sound => Configure a Device.
– Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình và nhấp vào “Apply” để sửa lỗi đã được tìm thấy.
Điều này giúp máy tính nhận diện thiết bị USB, trường hợp nó không được nhận diện có thể do Windows bỏ cập nhật quan trọng về phần cứng hoặc do sự cố phần mềm khác. Nếu đến bước này usb vẫn không hoạt động, chuyển sang bước 3.
Bước 3: Gỡ cài đặt và cài đặt lại bộ điều khiển USB
Mở “Device Manager” => Expand Universal Serial Bus controllers => Nhấp chuột phải vào một thiết bị và chọn “Uninstall”. Lặp lại cho từng thiết bị. Sau khi thao tác xong, hãy khởi động lại PC và bộ điều khiển USB sẽ tự động được cài đặt lại.
Sau đó, máy tính của bạn sẽ nhận ra thiết bị USB. Trường hợp sự cố xảy ra do trình điều khiển USB hiện đang loaded sẽ khiến nó không ổn định hoặc bị hỏng. Và nếu vấn đề vẫn tồn tại, hãy chuyển sang bước 4.
Bước 4. Tắt cài đặt tạm ngưng USB
Nhấp vào nút Start (Bắt đầu), nhập “Power plan” trong hộp “search” (Tìm kiếm), và sau đó chọn “Choose a power” => “Change Plan Settings” => “Change advanced power settings” => Chọn hộp để mở rộng “USB Settings” => “USB selective suspend settings”.
Chọn “Plugged in”, Trong menu cuộn xuống click vào “Disable” => Apply => Ok.
Phương pháp 2: Cập nhật Device Driver
Nhiều trường hợp máy tính không nhận diện được những kết nối ngoài là do thiếu driver hoặc driver chưa được cập nhật đầy đủ. Có thể máy tính không nhận diện được usb cũng do bị thiếu Driver.
Nếu Windows không thể nhận ra thiết bị, bạn cũng có thể thấy trong Device Manager đang thông báo hiển thị dưới dạng “Unknown Device”. Bạn có thể kiểm tra bằng cách vào Device Manager bằng cách nhấp vào Start và gõ vào devmgmt.msc hoặc bằng cách vào Control Panel và nhấp vào Device Manager.
Trong trường hợp đó, bạn nên kích chuột phải vào Unknown Device, kích vào Properties, sau đó là tab Driver và sau đó kích Update Driver .
Nếu cách này không hiệu quả, bạn cũng có thể thử tải xuống trình điều khiển cho thiết bị của mình từ trang web của nhà sản xuất. Nếu thiết bị USB chỉ là một ổ lưu trữ flash, thì nó có thể không phải là một vấn đề trình điều khiển. Tuy nhiên, nếu bạn đang cài đặt một máy in USB, bản vẽ,…. thì có thể tải xuống trình điều khiển cho thiết bị cụ thể đó.
Phương pháp 3: Khởi động lại và ngắt kết nối thiết bị USB
Phương pháp tiếp theo bạn có thể thử là ngắt kết nối tất cả các thiết bị USB và sau đó khởi động lại máy. khi bạn đã khởi động lại, hãy thử kết nối thiết bị USB đang gây ra sự cố.
Nếu cổng USB cụ thể nào đó không được nhận diện, bạn hãy thử một cổng khác. Nếu thiết bị được nhận dạng bởi một cổng USB khác, có thể có sự cố phần cứng với cổng kết nối từ máy tính chứ không phải từ USB.
Phương pháp 4: USB Root Hub
Một điều nữa, bạn có thể thử mở “Device Manager”, mở rộng “USB Serial Bus Controllers”, kích chuột phải vào “USB Root Hub” và sau đó kích “Properties”.
Nhấp vào tab “Power Management” và bỏ chọn “Allow the computer to turn off this device to save power”. Nếu bạn có nhiều hơn một “USB Root Hub” được liệt kê, bạn cần phải lặp lại các bước này cho từng cái.
Bấm “OK” và sau đó khởi động lại máy tính. Thử kết nối lại thiết bị USB và xem nó có được nhận diện hay không. Nếu không, hãy quay lại tab “power management”cho từng tab và kiểm tra lại từng ô một. Nếu nó nhận ra thiết bị, thì hãy bỏ chọn chúng.
Phương pháp 5: Cập nhật Generic USB Hub
Nếu bạn gặp lỗi “Unknown Device” trong “Device Manager”, bạn cũng có thể thử một cách thức khác. Mở “Device Manager” và sau đó mở rộng “Universal Serial Bus Controllers”.
Bạn sẽ thấy ít nhất một mục được gọi là “Generic USB Hub”. Trên một số máy tính, bạn có thể thấy 2 hay nhiều mục như vậy. Nhấn chuột phải vào cái đầu tiên và chọn “Update Driver Software”.
Khi hộp thoại cập nhật bật lên, chọn “Browse my computer for driver software”.
Sau đó bấm vào “Let me pick from a list of device drivers on my computer” ở dưới cùng.
Từ danh sách, chọn “Generic USB Hub”. Thông thường, sẽ không có bất cứ điều gì khác được liệt kê ngoại trừ một lựa chọn đó. Nhấp vào “next” và sau đó nhấp vào “close” khi nó hoàn tất cài đặt nó.
Tại thời điểm này, màn hình “Device Manager” sẽ làm mới và thiết bị không xác định sẽ vẫn ở đó hoặc bây giờ nó có thể được nhận diện. Nếu nó vẫn hiển thị như không được công nhận, sau đó bạn lặp lại quá trình này cho mỗi Generic USB Hub đã được liệt kê vừa nãy.
Tin liên quan:
Hướng dẫn 5 cách tối ưu hóa win 8.1 cơ bản nhất cho người dùng
Hướng dẫn 6 cách tối ưu hóa win 7 đầy đủ nhất cho máy tính
Có nhiều cách khác nhau để giúp máy tính nhận diện một thiết bị usb, tuy nhiên trên đây là những cách phổ biến, mang lại hiệu quả cao và đặc biệt là rất dễ thực hiện. Dù bạn không có kiến thức sâu về máy tính, về thủ thuật công nghệ cũng hoàn toàn có thể tự thực hiện được. Hy vọng với những cách chúng tôi vừa liệt kê sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục mọi lỗi liên quan đến thiết bị usb đang sử dụng.