Hướng dẫn xem cấu hình máy tính đơn giản nhất

5 (100%) 1 vote

Tất cả người dùng đều hiểu được tầm quan trọng của những thành phần trong một chiếc máy tính – phải kể đến như RAM và ổ cứng, đồ họa và card âm thanh, bộ điều hợp mạng và bộ xử lý trung tâm… để mua một cái máy ưng ý thì khách hàng cần phải có những kiến thức và cách thức kiểm tra cơ bản. Vậy có cách nào để xem cấu hình máy tính không?

Cấu hình máy tính cơ bản

cấu hình máy tính

Để sử dụng được một chiếc máy tính ở mức độ hoạt động tương đối ổn thì cần phải đảm bảo những thông số cơ bản như dưới đây:

  • Bộ xử lý: Bộ xử lý 1 gigahertz (GHz) hoặc nhanh hơn là chọn hệ thống trên Chip (SoC)
  • RAM: 1 gigabyte (GB) cho 32 bit hoặc 2 GB cho 64 bit
  • Dung lượng ổ cứng: 16 GB cho HĐH 32 bit, 32 GB cho HĐH 64 bit
  • Card đồ họa: DirectX 9 trở lên với trình điều khiển WDDM 1.0
  • Display: 800×600
  • Kết nối Internet: Kết nối Internet là yếu tố cần thiết để thực hiện cập nhật và tận dụng một số tính năng của máy. Windows 10 Pro ở chế độ S, Windows 10 Pro Education ở chế độ S, Windows 10 Education ở chế độ S và Windows 10 Enterprise ở chế độ S yêu cầu kết nối internet trong quá trình thiết lập thiết bị ban đầu (OOBE) cũng như tài khoản Microsoft (MSA ) hoặc tài khoản Azure Activity Directory (AAD). Việc chuyển một thiết bị ra khỏi Windows 10 ở chế độ S cũng yêu cầu kết nối internet.

Nếu một chiếc máy tính không đạt được những thông số cơ bản trên có thể bạn sẽ không thể xử lý được mượt mà theo ý thích. Vậy làm thế nào để biết máy tính của mình đã đạt yêu cầu cấu hình cơ bản hay chưa đạt? Để biết được máy tính của mình mua có cấu hình như thế nào hãy thực hiện theo hướng dẫn sau.

Những cách kiểm tra cấu hình máy tính

Kiểm tra máy tính bằng lệnh msinfo32

Msinfo32

Đối với những máy tính đang sử dụng hệ điều hành windows 8/ 8,1/ 10 có thể thực hiện kiểm tra bằng msinfo32.

Bước 1: Để mở lệnh bạn hãy thực hiện nhấn tổ hợp phím: Windows 10 + R.

Bước 2: Sau khi nhấn tổ hợp phím này xong tab Run sẽ được hiển thị ra, lúc này bạn chỉ cần gõ msinfo32 vào rồi nhấn enter.

Bước 3: Hệ thống sẽ điều hướng đến cửa sổ System Information. Tại cửa sổ này bạn sẽ thấy rất nhiều thông số của máy tính như: nhà sản xuất, bộ vi xử lý, tên hệ thống, phiên bản,…. tất cả mọi thông tin đều được hiển thị đầy đủ.

Xem cấu hình máy tính bằng Computer Properties

Kiểm tra cấu hình máy tính có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, với lệnh Computer Properties có thể áp dụng được cho mọi hệ điều hành của máy tính.

Đối với windows 8 trở lên các bước thực hiện chỉ cần đơn giản như như sau: Trong màn hình máy tính, tìm đến biểu tượng máy tính để bàn có chữ “This PC”, sau đó nhấn chuột phải chọn “Properties”.

Chỉ trong khoảng một tích tắc là các thông số liên quan sẽ hiện ra: Windows edition, system, computer name, domain, workgroup, setting, windows activation…

Đối với những bạn chỉ sử dụng từ windows 7 trở xuống hãy thực hiện theo các thứ tự như sau: Start => chuột phải vào My Computer. Nếu ở ngoài màn hình desktop có biểu tượng “My computer” thì chỉ cần nhấn vào đó rồi chọn chuột phải, chọn properties. Ngay lập tức hệ thống máy tính sẽ tự động điều hướng đến những thông tin cấu hình quan trọng và cần thiết cho một chiếc máy tính.

Xem thông tin máy tính với lệnh dxdiag

dxdiag

Kiểm tra cấu hình bằng lệnh dxdiag đã xuất hiện từ rất lâu về trước thậm chí còn được xem là một trong những lệnh cổ xưa. Hiện nay lệnh này rất ít người biết đến mặc dù vẫn còn rất hữu hiệu. Thậm chí những thông kiểm tra về máy tính còn có phần chi tiết hơn cả những cách ở trên. Để thực hiện kiểm tra được bằng lệnh này bạn hãy thực hiện nhấn tổ hợp phím Windows + R. Trong tab Run hãy điền lệnh Dxdiag rồi enter, chỉ trong tích tắc những thông tin tương tự như trong lệnh tìm kiếm Computer Properties sẽ được hiển thị toàn bộ.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm bằng CPU-Z

cpuz

Ngoài kiểm tra cấu hình bằng những lệnh có sẵn trong máy tính, bạn có thể kiểm tra thông số bằng nhiều phần mềm thứ 3 khác nhau, trong đó CPU-Z đang được đánh giá là tiện lợi nhất. Chúng cung cấp toàn bộ những thông tin liên quan đến phần cứng cũng như toàn bộ những thông tin liên quan đến cầu hình của máy cho người dùng.

Chỉ cần một lệnh tìm kiếm  bạn có thể dễ dàng tìm được một ứng dụng CPU_Z theo ý thích. Sau khi đã tải ứng dụng về máy bạn chỉ cần nhấn đúp chuột để cài đặt.

Quá trình cài đặt chỉ mất vài phút, khi mở chương trình lên bạn sẽ thấy giao diện của CPU-Z cung cấp toàn bộ mọi thông số của máy tính bao gồm: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, Bench và About… nếu bạn để ý kỹ một chút sẽ thấy rằng trong mỗi một tab của CPU-Z sẽ phân tích kỹ một thông số trong máy cực kỳ chi tiết.

Với những hướng dẫn xem cấu hình máy tính đơn giản chúng tôi vừa liệt kê trong bài viết này hy vọng sẽ hữu ích cho tất cả người dùng máy tính, nhất là đối với những bạn đang có nhu cầu mua một máy tính mới phù hợp với yêu cầu công việc và nhu cầu sử dụng cá nhân.

Leave a Reply