Trong thời đại hiện nay, hiếm ai lại không sở hữu cho riêng mình một chiếc smartphone có thể kết nối internet. Ngoài wifi, để truy cập vào internet, chúng ta cũng có thể sử dụng dịch vụ 3G. Mặc dù đã được sử dụng rộng rãi từ rất nhiều năm nay, vẫn còn một số thắc mắc xoay quanh khái niệm 3G là gì. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
3G là gì?
Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ mạng thứ 3 trên chuẩn công nghệ mạng di động. Nó cho phép người dùng truyền tải các dữ liệu như email, hình ảnh, tin nhắn,… Hiểu đơn giản, 3G là một nền tảng công nghệ cho phép chúng ta duyệt web mọi lúc mọi nơi. Hệ thống công nghệ mạng di động cơ bản đầu tiên được gọi là 1G, chỉ hỗ trợ nghe và gọi. Sau đó, do số người dùng tăng lên nhanh chóng, đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng dung lượng mạng cao hơn.
Điều này đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống mạng di động thứ hai, nói cách khác hơn là 2G. Mạng 2G đã cho phép người dùng gửi tin nhắn SMS, cải thiện tốc độ mạng, tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí và đặc biệt độ phủ sóng cũng cao hơn. Hiện nay, 2G đã dần bị thay thế bởi 3G hoặc 4G. Tuy nhiên nó vẫn còn có thể sử dụng cho các dòng điện thoại phổ thông, cơ bản kết nối internet nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều về tốc độ và dung lượng.
Quốc gia đầu tiên đưa 3G vào hoạt động thương mại phổ biến rộng rãi chính là Nhật Bản. Sau đó nó dần trở nên phát triển rộng rãi như ngày hôm nay. Điều đó có thể cho thấy tầm quan trọng của 3G trong thời điểm hiện tại.
Điểm mạnh của công nghệ 3G so với công nghệ 2G trước đó là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao tại chỗ và thuê bao đang di động ở các vận tốc khác nhau. Ngoài ra, 3G còn mang đến cho người sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), một trải nghiệm tuyệt vời chưa từng có trước đây.
Phổ biến nhất của mạng 3G hiện nay là hệ thống mạng di động truyền tải tốc độ cao HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), phát triển từ 3G và hiện đang được hơn 166 nhà mạng tại 75 nước đưa vào cung cấp cho người dùng. Nó mang đến cho người sử dụng tốc độ tải lên đến 7.2Mbps (tương đương 0.9MB/giây). Hiện nay hầu như tất cả các nhà mạng ở Việt Nam đều cho phép người dùng sử dụng mạng 3G với tốc độ này.
Ứng dụng của mạng 3G rất rộng rãi, trước đây, khi chưa có mạng 4G thì mạng 3G là giải pháp tốt nhất cho những chiếc điện thoại di động, cho máy tính bảng khi mà ở nơi không thể kết nối Wifi. Bạn sẽ lên mạng được ở bất cứ nơi đâu, truy cập các trang web, trang mạng xã hội để cập nhật tin tức mọi lúc, mọi nơi. Miễn là ở đâu có sóng của mạng di động thì đều có thể dùng 3G. Chi phí sẽ tính bằng cước di động hàng tháng của bạn, có thể là trả trước, có thể là trả sau.
Ưu nhược điểm của 3G so với kết nối có dây ADSL cổ điển
So với kết nối mạng có dây cũ ngày xưa thì mạng di động không dây có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Đó là lý do vì sao mà mạng không dây được ưa chuộng, sử dụng nhiều đến thế.
Về ưu điểm:
- Có thể dễ dàng nhận thấy tính tiện dụng của 3G khi nó phủ sóng rộng khắp. Có thể mạnh mẽ khẳng định rằng, ở những địa hình thông thường, nơi nào có sóng điện thoại, nơi ấy sẽ có 3G, đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng truy cập mạng internet.
- Nó cũng thích hợp với khách hàng có nhu cầu truy cập ổn định, không quá cao. Chi phí cho các gói cước đó chỉ vài ngàn hoặc vài chục ngàn, đến vài trăm ngàn. Tùy vào nhu cầu sử dụng nhiều hay ít mà bạn chọn gói cước cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng không phải bỏ ra khoản phí lắp đặt ban đầu rất cao như mạng có dây.
- Việc phủ sóng rộng khắp hoàn toàn là lợi thế cho người dùng đam mê du lịch, thích dịch chuyển. Giờ đây, ở hầu hết bất cứ nơi đâu trên phạm vi đất nước chúng ta cũng có thể kết nối được với mạng di động. Các loại mạng cũng đa dạng hơn như là viettel, mobiphone, vinaphone,…
- Các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng cũng dần hiện đại mà giá lại rẻ hơn, vì thế thuận lợi cho mọi người đó là có thể kết nối đơn giản, truy cập mạng internet thú vị hơn. Chỉ với hơn một triệu bạn đã mua được chiếc điện thoại đủ khả năng kết nối với mạng 3G.
Và tất nhiên một sản phẩm sẽ có những nhược điểm của riêng nó, dù vậy những hạn chế đố vẫn có thể chấp nhận và có cách khắc phục.
- Bị chia sẻ băng thông với các người dùng khác, tức là khi có quá nhiều người sử dụng cùng lúc, mạng sẽ bị chậm, không trơn tru.
- Tốc độ phụ thuộc vào vị trí người dùng gần hay xa trạm phát sóng.
- Chi phí vẫn còn thuộc hàng khá cao chứ chưa thực sự rẻ như người dùng mong đợi.
Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại, việc trang bị cho chiếc điện thoại của mình 3G là hoàn toàn cần thiết. Hiện nay, hầu hết tất cả các dòng điện thoại thông minh đều đã hỗ trợ kết nối 3G nên bạn có thể dễ dàng đăng kí và truy cập khi cần thiết.
Trên đây, chúng tôi đã giải thích cho các bạn hiểu rõ được 3G là gì, nó có những ưu điểm ra sao. Đến hiện tại, mạng 3G đã bị hạn chế hơn nhiều bởi sự xuất hiện của mạng 4G. Thế nhưng nó vẫn mang tới nhiều lợi ích thiết thực cho con người vì nó tiện lợi, kết nối khá nhanh, đơn giản và chi phí chấp nhận được.